Ở Việt Nam Gà lông màu

Một trong những giống gà được người Việt ưa chuộng nhất hiện nay là gà lông màu thả vườn, gà công nghiệp và một số gà lai[7] Nông dân các tỉnh phía Bắc cũng đã đầu tư tiền của nuôi gà lông màu để làm thu nhập chính hàng năm. Khác với các trang trại nuôi gà trắng (gà công nghiệp), số hộ nuôi gà lông màu hiện có thể lên tới hàng chục nghìn hộ[5]

Tổng quan

Để phát triển gà lông màu trong những năm trước đây, Việt Nam đã nhập một số giống gà như gà Tam hoàng Jiangcun, Tam hoàng 822, gà Lương Phượng từ Trung Quốc để nuôi với kết quả tương đối khả quan, song đó chỉ là gà thương phẩm và bố mẹ. Nếu muốn phát triển ra diện rộng, theo quy mô lớn thì hàng năm phải bỏ ra số tiền rất lớn để nhập gà bố mẹ, nếu nhập gà ông bà chỉ có một giới tính với giá gần 1 triệu đồng/con nhưng sử dụng chỉ được một đời do vậy không có kinh phí để nhập. Mặt khác, không chủ động được con giống và có thể mang mầm bệnh vào trong nước. Giá nhập khẩu gà lông màu bố mẹ hướng thịt trên thị trường giá 40.000đ/con[1]

Ở Việt Nam, Từ năm 2012 - 2014 sản lượng gà lông màu tăng từ 171 triệu lên 194 triệu con, chiếm xấp xỉ 80% tổng đàn. Tuy nhiên, khâu còn thiếu và yếu nhất của gà lông màu hiện nay chính là giết mổ công nghiệp và bán sản phẩm có chứng nhận theo chuỗi. Khác với gà trắng, hiện thị phần gà màu từ con giống đến nuôi thương phẩm đều nằm gọn trong tay các doang nghiệp nội địa, phân khúc về giống gà lông màu đang gần như nằm trong tay các doanh nghiệp giống gia cầm trong nước chiếm tới 80 - 90% tổng đàn gà màu, Sản lượng gà giống lông màu của Dabaco đạt 25 triệu con/năm lớn nhất thị trường hiện nay[8].

Gà lông màu ở Việt Nam chiếm 70% sản lượng và đang phát triển rất mạnh, dù tham gia TPP, các nước cũng khó có giống gà phù hợp với khí hậu của Việt Nam nên họ cũng chỉ có thể thuê đất, thuê nhân công nuôi gà tại Việt Nam. Không nên bỏ gà lông trắng nhưng nguyên tắc cạnh tranh là cần lựa chọn sản phẩm lợi thế khi tham gia vào sân chơi chung. Khi hội nhập sâu, gà lông màu hoàn toàn có thể cạnh tranh được ở thị trường trong nước và xuất khẩu, vì ở nước ngoài cũng có hàng triệu người Việt[2][9]

Xu hướng

Thị trường gà thịt Việt Nam đang có tín hiệu dịch chuyển sang gà lông màu (giống gà thịt lai với gà địa phương). Nguyên nhân là thị trường (người Việt Nam có vẻ thích ăn thịt gà dai hơn là thịt gà mềm, mặc dù giá trị dinh dưỡng của hai loại thịt gà này không khác nhau, chưa nói là thịt gà dai còn gây ảnh hưởng xấu cho răng miệng) và ảnh hưởng của thịt gà nhập khẩu. Thịt gà nhập khẩu phần lớn là sản phẩm phụ (đùi, cánh) giá rẻ, đẩy giá thịt gà thị trường Việt Nam xuống dưới giá thành chăn nuôi, khiến người chăn nuôi gà thịt lông trắng (giống gà chuyên thịt) thường xuyên thua lỗ và bỏ cuộc do không cạnh tranh nổi thịt gà trắng nhập khẩu.

Chăn nuôi gà lông màu có lợi thế cạnh tranh (vì các nước xuất khẩu thịt gà không nuôi gà lông màu), nhưng phần lớn con giống lại phải nhập khẩu theo kiểu gà lông trắng. Việt Nam chưa sử dụng hiệu quả nguồn gen giống gà địa phương để đưa vào chương trình giống có đủ sức cạnh tranh với giống gà lông màu nhập khẩu, như vậy vẫn vào vòng phụ thuộc về giống. Chăn nuôi gà lông màu theo quy luật thị trường và cũng góp phần đa dạng sản phẩm thịt gà, nhưng cân đối quy mô giữa hai giống gà trong điều kiện nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi ngày càng cạn kiệt[5].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Gà lông màu http://www.tintucnongnghiep.com/2014/02/gia-ga-lon... http://www.baoangiang.com.vn/Tam-nong/Nong-lam-thu... http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_kinhte/_m... http://www.voh.com.vn/kinh-te/gia-ga-long-mau-dang... http://danviet.vn/nha-nong/dut-tinh-voi-ga-long-tr... http://danviet.vn/nha-nong/ga-long-trang-khong-co-... http://ndh.vn/nuoi-ga-ta-mot-co-hoi-dang-bi-bo-lo-... http://nongnghiep.vn/tuong-lai-ga-trang-ga-mau-con... http://vcn.vnn.vn/lam-loi-hon-1000-ty-dong-tu-phat...